Your Cart

CÔNG TY CỔ PHẦN AN GIA

Hotline:  0919789114 / 0915469666    youtube

Những nội dung cần chuẩn bị trước khi thiết kế dự án

Ngôi nhà, dù lớn hay nhỏ, đều yêu cầu một quá trình thiết kế kỹ lưỡng. Chi phí cho việc thiết kế thường rất nhỏ so với giá trị của ngôi nhà, nhưng đầu tư vào việc thiết kế chất lượng có thể mang lại nhiều lợi ích lớn sau này. Một thiết kế tốt không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và công sức trong quá trình thi công, mà còn đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình. Nó cũng là tài liệu căn bản để tất cả các bên liên quan có thể làm việc cùng nhau.

Trong quá trình làm việc, Đường Nét nhận thấy rằng hầu hết các Chủ Đầu Tư thường không biết cần chuẩn bị gì khi bắt đầu thiết kế dự án. Vì vậy, thông qua bài viết này, Đường Nét muốn tổng hợp những nội dung cơ bản mà khách hàng cần chuẩn bị trước để quá trình thiết kế có thể diễn ra một cách hiệu quả và thuận lợi, tránh những sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của dự án.

Các nội dung Chủ Đầu Tư cần chuẩn bị để bắt đầu dự án Thiết kế:

1. Cung cấp đầy đủ thông tin của dự án

Bao gồm hồ sơ, tài liệu liên quan bằng hình ảnh, văn bản, thông tin chính thức từ dự án.

Ví dụ:

– Sổ đất, hình hiện trạng khu đất.

– Hình hiện trạng công trình, văn bản thông tin về dự án.

Chủ Đầu Tư cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bắt đầu thiết kế dự án 

Hình ảnh khu đất hiện trạng

2. Nêu lên cụ thể yêu cầu về dự án

Yêu cầu có thể đến từ cá nhân của Chủ Đầu Tư hoặc từ các quyết định được đồng thuận (nếu có). Cung cấp hình ảnh mô phỏng về công trình (nếu có) mà Chủ Đầu Tư mong muốn.

Ví dụ:

    • Phong cách kiến trúc hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, mái thái, mái ngói, mộc mạc…

    • Mục đích kinh doanh hoặc sử dụng cá nhân, phong cách sống.

    • Yêu cầu về số tầng, quy mô (bao gồm số phòng ngủ, số vệ sinh, gara, phòng khách, phòng thờ, sân vườn, khoảng lùi), và phong thủy.

    • Một số nhu cầu cá nhân hoặc sở thích của các thành viên trong gia đình.

  • Yêu cầu cụ thể về dự án từ Chủ Đầu Tư:

    Yêu cầu có thể phản ánh sở thích cá nhân hoặc từ quyết định được đồng thuận (nếu có). Đồng thời, cung cấp hình ảnh mô phỏng về công trình mà Chủ Đầu Tư mong muốn.

    Ví dụ:

    • Phong cách kiến trúc hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, mái thái, mái ngói, mộc mạc…

    • Mục đích sử dụng kinh doanh hoặc cá nhân, phong cách sống.

    • Yêu cầu về số tầng, quy mô (bao gồm số phòng ngủ, số vệ sinh, gara, phòng khách, phòng thờ, sân vườn, khoảng lùi), và các yếu tố phong thủy.

    • Các yêu cầu đặc biệt hoặc sở thích cá nhân từ thành viên trong gia đình.

3. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin. Tiến hành đúng theo quy trình thiết kế của công ty để đạt kết quả tốt.

Nếu công trình thuộc khu dự án:

  • Chủ đầu tư cung cấp thông tin về quy định kiến trúc, quy định quy hoạch, và bản vẽ xin phép của dự án.

Nếu công trình không thuộc khu dự án:

  • Nếu chưa xin phép xây dựng: Sử dụng các phương án thiết kế mặt bằng để tiến hành xin phép xây dựng, nhằm đảm bảo thuận tiện cho công tác hoàn công sau này.

  • Nếu đã xin phép xây dựng: Kiến trúc sư sẽ dựa vào thông tin quy hoạch để tiến hành phương án thiết kế cơ sở.

Giai đoạn thiết kế cơ sở.

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật

4. Ước lượng chi phí đầu tư về dự án, đẳng cấp của dự án mà Chủ Đầu Tư mong muốn đạt đến.

Việc ước lượng giới hạn chi phí đầu tư là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế, giúp Đường Nét điều chỉnh phương án thiết kế phù hợp với khả năng tài chính của Chủ Đầu Tư và tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình thi công.

Ví dụ:

  • Tổng mức đầu tư có thể: Điều này giúp xác định ngân sách cho dự án, từ đó quyết định phạm vi và quy mô của công trình.

  • Khả năng hoàn thiện công trình: Phản ánh mức độ hoàn thiện của công trình, có thể là tiết kiệm, thông dụng, khá hoặc cao cấp, tùy thuộc vào ước lượng tài chính và mong muốn của Chủ Đầu Tư.

  • Đầu tư nội thất, sân vườn, cây xanh: Xác định liệu có đầu tư vào nội thất, sân vườn, cây xanh hay không, để điều chỉnh phương án thiết kế phù hợp với ngân sách và yêu cầu của Chủ Đầu Tư.

5. Đặt trọn niềm tin vào đơn vị thiết kế.

Để công việc đạt được kết quả tốt nhất, Chủ Đầu Tư cần đặt trọn niềm tin vào đơn vị thiết kế, không làm việc với nhiều đơn vị thiết kế cùng 1 lúc, để tránh mất thời gian cho cả 2 bên.

6. Chọn phương thức liên lạc thuận tiện nhất.

Chủ Đầu Tư có những thắc mắc cần liên lạc với đơn vị thiết kế sớm nhất, bằng các phương tiện cụ thể như: điện thoại, E-mail, Facebook, Zalo, … Tất cả các câu hỏi và trả lời trên các phương tiện kể trên được xem như là 1 quyết định chính thức cho cả 2 bên.

Để có thông tin chi tiết và hỗ trợ trong quá trình xây dựng, bạn hãy liên hệ với An Gia để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí qua Hotline: 0317582170 0915469666 hoặc điền lại mẫu bên dưới để yêu cầu chúng tôi liên hệ lại nhé.

Error: Contact form not found.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *